Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép bùn ly tâm
Là thiết bị máy ép bùn được nhập khẩu chính hãng từ USA. Thiết bị máy ép bùn ly tâm đã được Đại Đồng Tiến Phát phân phối trong nhiều năm nay. Máy có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc biệt. Liên hệ để được tư vấn!
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ÉP BÙN LY TÂM
Máy ép bùn ly tâm có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác với các thiết bị ép bùn khác, hiện nay đây là thiết bị được chủ yếu nhập khẩu chính hãng tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến Công ty TNHH Đại Đồng Tiến Phát, doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối máy ép bùn hang đầu tại Việt Nam.
Từ trước đến nay, vấn đề xử lý nước thải là một trong những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Các hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy, xí nghiệp cần phải có là điều bắt buộc. Một trong những thiết bị được ứng dụng vào quá trình cuối cùng của xử lý nước thải đó chính là máy ép bùn ly tâm. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu về dòng máy này nhé!
CẤU TẠI MÁY ÉP BÙN LY TÂM
Máy ép bùn ly tâm được nhập khẩu chính hãng từ USA có cấu tạo gồm 3 phần chính
Phần 1: Phần hệ thống điều khiển máy
Phần 2: Phần tiếp nhận và xử lý bùn thải
Phần 3: Phần thu thành phẩm bùn thải sau khi ép xong.
Có 3 phần chính cũng là 3 phần có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu đôi chút về 3 phần này.
Với bộ hệ thống điều khiển máy:
Đây là bộ phận được tách riêng với máy, giúp cho người sử dụng cũng như các nhà máy dễ dàng đặt ở các vị trí phù hợp, qua đó cũng bảo vệ người dung tránh khỏi những tác hại khác. Với hộp điều khiển của máy, thiết bị được thiết kế dễ thao tác và sử dụng. Đảm bảo cho quá trình vận hành diễn ra liên tục và an toàn nhất.
Bộ phận tiếp nhận và xử lý bùn thải được cho là phần quan trọng nhất, bao gồm lồng quay, trục vít, hộp số ổ trục chính, khung tạo ra lực ly tâm…
Bộ phận thu thành phẩm sau khi đã xử lý của máy ép bùn ly tâm là bộ phận cuối cùng của thiết bị này.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Khác với các thiết bị khác, nguyên lý hoạt động của máy ép bùn ly tâm phức tạp hơn. Bộ phận hộp sosos, lồng quay, trục đầu vào, trục vít…hoạt động với nhau 1 cách nhịp nhàng nhất để đảm bảo máy vận hành 1 cách liên tục và tạo ra thành phẩm bùn thải đã được tách ép.
Kể từ khi thiết bị bắt đầu hoạt. Các động cơ sẽ dẫn động lồng quay và trục đầu vào giảm tốc độ chạy theo các tốc độ lồng qua khác biệt n1 và n2 qua đai truyền dẫn. giai đoạn này, trục vít sẽ tạo ra những sai số vận tốc là số không hề thay đổi so với vận tốc lồng quay khi đang vận chuyển các chất rắn đã được ép.
Với số lượng Bùn thải ở dạng lỏng sẽ được cho vào máy qua bình áp lực, van và các đường ống vào, các hạt bùn khô chảy vào lồng quay qua quạt gia tốc.
Sau khi chịu sự tác động của lực ly, bùn được tách dần ra, đáy lồng quay sẽ chứa nước thải sau khi đã ép bùn. Thùng chứa sẽ chứa nước thải sau khi thoát ra ngoài. Trục quay có nhiệm vụ di chuyển các cặn bùn từ phễu nhỏ sang phễu lớn.
Ở phễu nhỏ các chất kết tủa được sẽ bị đẩy ra ngoài bằng trục vít, bùn khi vừa đi vào phễu lớn sẽ tạo ra các lớp cặn mới và được giữ lại ở chính thiết bị lọc. Lớp cặn sau khi bị kết tủa sẽ được đẩy ra ngoài để cô cạn nước, cuối cùng sẽ được éo bằng trục vít ở đằng cuối thùng chứa nước lớn. Và cuối cùng, cặn bùn đó sẽ được đẩy ra ngoài.
Có thể nói rằng đây là thiết bị khá ưu việt và được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp. Nếu các nhà đầu tư quan tâm, xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn!